CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG, CHỐNG COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC?
Viết bởi Nguyễn Thị Thùy Trang
Đăng ngày 14/11/2021
Ngày 25/5/2021, Sở Y tế ban hành văn bản số 1282 /SYT- NVYD hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc (văn phòng; công sở; khu dịch vụ – trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách sạn, công viên, khu du lịch; cơ sở sản xuất, kinh doanh,…) cho người lao động. Trong đó có một số nội dung cơ bản sau:
Trách nhiệm của người lao động
Trước khi đến nơi làm việc
Khi ở nhà, người lao động phải thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế, chuẩn bị các trang bị cá nhân cần thiết cho thời gian làm việc hoặc đi công tác.
Tự theo dõi sức khỏe hằng ngày (đo nhiệt độ).
Nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì chủ động ở nhà, không đi làm/đi công tác, thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch: đeo khẩu trang, tự cách ly ở phòng riêng thoáng khí và gọi điện đếnđường dây nóng của Sở Y tế hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để được hướng dẫn và hỗ trợ.
Đối với người lao động phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19, trước khi đi công tác tham khảo thông tin về tình hình dịch và các khu vực có nguy cơ lây nhiễm trên cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế để đánh giá lợi ích và nguy cơ của chuyến công tác.
Người lao động nếu có bệnh mạn tính (như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh phổi,…) cần cân nhắc trước khi đến các khu vực, địa phương có nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Tìm hiểu thông tin và các biện pháp dự phòng lây nhiễm từ cán bộ y tế/cơ quan y tế địa phương.
Tại nơi làm việc
Người lao động thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang và đảm bảo khoảng giãn cách tại nơi làm việc, hội họp, khi ăn ca, các khu vực công cộng tại cơ sở lao động thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
Lắp vách ngăn giữa các vị trí làm việc (nếu có thể).
Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa để giảm tiếp xúc trực tiếp.
Rửa tay thường xuyên (trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh).
Che kín mũi, miệng khi ho, hắt hơi. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng. – Nghiêm cấm hành vi khạc, nhổ tại nơi làm việc.
Thường xuyên vệ sinh mặt bàn làm việc, các dụng cụ lao động và các vị trí thường xuyên tiếp xúc bằng dung dịch sát khuẩn.
Đối với người lao động làm nghề, công việc có nguy cơ tiếp xúc và lây nhiễm cao: sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Nếu không sử dụng găng tay, phải rửa tay thường xuyên và dùng giấy lau tay sử dụng một lần hoặc khăn lau tay để làm khô tay.
Sử dụng bộ quần áo phòng hộ (bao gồm cả khẩu trang, kính, mũ, găng tay) khi phải tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Đối với người lao động phải đi công tác đến các khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 thì phải tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của chính quyền địa phương nơi đến công tác.
Trong khi đi công tác, nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, thông báo với người quản lý, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đó hoặc Bộ Y tế để được tư vấn và nếu cần thiết thì đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Khi kết thúc thời gian làm việc
Người lao động, dọn vệ sinh và vứt bỏ túi chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay.
Không mặc quần áo, giầy, ủng sử dụng khi làm việc về nhà/ký túc xá.
Để quần áo, vật dụng (đối với khẩu trang, găng tay sử dụng nhiều lần) đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm việc.
Sau khi đi công tác về từ khu vực có nguy cơ lây nhiễm COVID-19, người lao động tự theo dõi các triệu chứng mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và đo nhiệt độ 02 lần một ngày trong 14 ngày. Nếu có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì người lao động phải đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, gọi điện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đó hoặc Bộ Y tế để được tư vấn và nếu cần thiết thì đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc: bao gồm người sử dụng lao động, đại diện các phòng ban, bộ phận y tế, nhân sự, công đoàn/tổ chức đại diện người lao động, an toàn vệ sinh lao động,… Trong đó bộ phận y tế là thường trực của Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch tại nơi làm việc,…
Tổ chức công đoàn/đại diện người lao động có trách nhiệm phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện; tuyên truyền cho người lao động; phản ánh các khó khăn, vướng mắc và việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động.
Thiết lập kênh liên lạc với đường dây nóng của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bộ Y tế để được tư vấn và hỗ trợ
Phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc.
Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Không cho phép người không có phận sự vào khu vực làm việc. Trong trường hợp cần thiết vào khu vực làm việc thì bảo vệ phải ghi lại thông tin cá nhân, kê khai y tế bắt buộc của người vào, người tiếp khách, vị trí tiếp khách vào sổ trực ban.
Gắn biển “Đo nhiệt độ, đeo khẩu trang, rửa tay” tại vị trí cổng vào.
Bố trí đủ nhân lực tại cổng ra vào để đo kiểm tra thân nhiệt cho người lao động và đảm bảo khoảng giãn cách tối thiểu tại khu vực cổng ra vào tại thời điểm đầu giờ và khi hết giờ làm việc. Việc thực hiện được điều chỉnh tùy theo tình hình dịch.
Rà soát, sắp xếp và tổ chức công việc tại nơi làm việc để đảm bảo khoảng cách, giãn cách theo quy định.
Đối với các cuộc họp, hội nghị, sự kiện, hoạt động tập trung đông người: Ưu tiên hình thức trực tuyến (online).
Có cơ chế cho phép người lao động làm việc tại nhà hoặc bố trí ca làm việc linh hoạt (nếu được). Khuyến khích người lao động trao đổi, làm việc hoặc giao ca trực tuyến qua điện thoại, các phần mềm hội thảo trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội khác, E-mail,…
Bố trí đầy đủ khu vực rửa tay có đủ nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay tại các vị trí trước khi vào làm việc; trước và sau khi ăn, tại các khu vệ sinh; tại các vị trí có tiếp xúc chung như: cây ATM, bình nước uống công cộng, máy bán hàng tự động,…
Đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại cơ sở lao động/phương tiện vận chuyển/ký túc xá cho người lao động theo hướng dẫn tại Mục V của Hướng dẫn này. Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt 24/24 giờ và đủ nhà vệ sinh theo quy định.
Tăng cường thông khí nơi làm việc bằng cách tăng thông gió, hoặc mở cửa sổ, cửa ra vào, sử dụng quạt. Thường xuyên vệ sinh hệ thống thông gió, quạt, điều hòa.
Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy đặt tại các vị trí thuận tiện. Đảm bảo có đủ các trang thiết bị, hóa chất phục vụ công tác vệ sinh, khử khuẩn nơi làm việc, khu ký túc xá ..
Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm tại cơ sở lao động cho người lao động.
Người cung cấp dịch vụ ăn uống phải được kiểm tra, giám sát sức khỏe, đảm bảo các điều kiện vệ sinh như đo nhiệt độ, khai báo y tế hằng ngày, đeo khẩu trang và găng tay khi phục vụ.
Sắp xếp giờ nghỉ giải lao/ăn trưa lệch giờ. Cung cấp các suất ăn cá nhân. Tránh tập trung đông người ở căng tin/phòng ăn trong một khung giờ, tránh ngồi đối diện, trò chuyện khi ăn.
Tổ chức tập huấn cho tất cả người lao động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và giữ gìn vệ sinh môi trường nơi làm việc, hạn chế tiếp xúc các bề mặt nếu không cần thiết, thực hiện nghiêm các quy định của công ty và của Bộ Y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.
Tổ chức cho người lao động thực hiện khai báo y tế điện tử (app nCOVI hoặc các giải pháp cập nhật) theo quy định của Bộ Y tế.
Tổ chức thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch COVID-19 cho người lao động và khách
Đảm bảo điều kiện và tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung của Hướng dẫn.
Bố trí người kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch tại nơi làm việc.
Cuối năm là giai đoạn cao điểm các nhà máy tập trung sản xuất, do đó sản lượng điện tiêu thụ của các công ty tăng cao. Đây được coi là thách thức đối với ngành năng lượng. Trong bối cảnh đó, Vietnam Solar Park đã góp phần tạo nên…
Mặc dù tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống tăng trong 10 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, thế nhưng áp lực cho nguồn nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất vẫn tăng mạnh. Dự án Vietnam Solar Park với mục tiêu khai thác…
Điện năng lượng mặt trời được tạo ra từ năng lượng mặt trời – nguồn nhiên liệu được cho là nguồn năng lượng tái tạo sạch với trữ lượng vô tận, đang dần được ưa chuộng và trở thành công nghệ của tương lai. Tấm pin năng lượng ra đời…
Tổ chức The Ocean Cleanup hôm 22/10 bắt đầu triển khai dự án thu gom rác nổi trên tuyến đường thủy ô nhiễm nhất ở Los Angeles. Với tình trạng rác thải nhựa chảy ra đại dương ở mức báo động, Los Angeles hôm 22/10 đã chính thức…